Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Giới thiệu vi điều khiển PIC

   PIC là một họ vi điều khiển RISC được sản xuất bởi công ty Microchip Technology. Dòng PIC đầu tiên là PIC1650 được phát triển bởi Microelectronics Division thuộc General Instrument .
-    PIC bắt nguồn là chữ viết tắt của "Programmable Intelligent Computer" (Máy tính khả trình thông minh) là một sản phẩm của hãng General Instruments đặt cho dòng sản phẩm đầu tiên của họ là PIC1650. Lúc này, PIC1650 được dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi cho máy chủ 16bit CP1600, vì vậy, người ta cũng gọi PIC với cái tên "Peripheral Interface Controller" (Bộ điều khiển giao tiếp ngoại vi).
-    CP1600 là một CPU tốt, nhưng lại kém về các hoạt động xuất nhập, và vì vậy PIC 8-bit được phát triển vào khoảng năm 1975 để hỗ trợ hoạt động xuất nhập cho CP1600. PIC sử dụng microcode đơn giản đặt trong ROM, và mặc dù, cụm từ RISC chưa được sử dụng thời bây giờ, nhưng PIC thực sự là một vi điều khiển với kiến trúc RISC, chạy một lệnh một chu kỳ máy (4 chu kỳ của bộ dao động)
Lịch sử vi điều khiển PIC
-    Năm 1985 General Intruments bán bộ phận sản xuất vi điện tử của họ và chủ sở hữu mới hủy bỏ hầu hết các dự án liên quan (do các dự án lúc trước đó đã lỗi thời).
-    Năm 1989 Microchip Technology tiếp tục phát triển PIC, bắt đầu bằng việc thêm bộ nhớ EEPROM để tạo thành một bộ điều khiển vào/ra khả trình. Tiếp đến là tích hợp khả năng ngắt, ADC (Analog Digital Convert).... để tạo thành các bộ vi điều khiển (Micro Controller).
-    Đến năm 1992 Microchip Technology đã cho ra đời 6 loại chíp với 3 dòng khác nhau
     +   Dòng chíp có độ dài mã lệnh bằng 12 bít gồm 4 chíp PIC 15C5x. Các chip này có từ 12 đến 28 chân vào/ra
     +   Dòng chíp độ dài mã lệnh bằng 14 bit là PIC 16C71. Bộ vi điều khiển này đã tích hợp thêm hai tài nguyên là ngắt ADC
     +   Dòng chíp độ dài mã lệnh bằng 16 bit là PIC 17C41, tuy nhiên dòng chíp này không được chú trọng phát triển vào thời điểm đó.
-    Cùng thời gian này hàng loạt các công cụ hỗ trợ cũng được các công ty khác nhau cho ra đời. Điển hình là PICMASTER emulator, PIC Pro II programmer và cả trình dịch C (C Compiler). Các công cụ này cùng với việc thay bộ nhớ OTP(one – time programmable parts) bằng bộ nhớ EEP (Electically Erasable Parts) đã mang đến rất nhiều tiện lợi cho người lập trình, ví dụ như người lập trình có thể nạp chương trình mà không cần gở chíp ra khỏi mạch. PIC 16C84 là bộ vi điều khiển đầu tiên có bộ nhớ kiểu EEP.
-    Không lâu sau đó Microchip Technology tiếp tục đưa vào bộ vi điều khiển mã lệnh dài 14 bit PIC16f877 tính năng gỡ rối (Flash debugging). Tính năng này cho phép người lập trình có thể kiểm soát từng thanh ghi, từng câu lệnh trong chương trình. Nhờ những cải tiến liên tiếp, PIC16F87 trở thành bộ vi điều khiển bán chạy nhất vào thời điểm đó (Năm 1995 đến 1998).
-    Đến năm 2000, Microchip Technology tái phát triển lại dòng chíp có độ dài mã lệnh bằng 16 bit đã có trước đó 8 năm. Đại diện cho dòng chíp này là PIC18F4520 với tốc độ mã lệnh bằng 16 bit đã có trước đó 8 năm. Đại diện cho dòng chíp này là PIC18F452 với tốc độ và dung lượng bộ nhớ được cải thiện và khá nhiều tính năng được bổ xung như các bộ định thời (timer), truyền thông nối tiếp...
-    Trước nhu cầu về tốc độ xử lý cũng như các tính năng đặc biệt khác, Microchip Technology tiếp tục cho ra đời các dòng vi điều khiển tiên tiến hơn: PIC24, PIC33, dsPIC...
Họ vi điều khiển PIC 8/16-bit

Vi điều khiển 8-bit
* PIC10
* PIC12
* PIC14
* PIC16
* PIC17
* PIC18
Vi điều khiển 16-bit
* PIC24
Bộ điều khiển xử lý tín hiệu số 16-bit (dsPIC)
* dsPIC30
* dsPIC33F
Bộ điều khiển xử lý tín hiệu số 32-bit (PIC32)
* PIC32

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng mới nhất

Valdes Fernando - Microcontrollers Applications With Pic

Bài đăng phổ biến